10/08/2021 | 221 |
0 Đánh giá

Một ngôi nhà tiện ích là ngôi nhà được thiết kế với đầy đủ các chức năng với những kích thước phù hợp. Tuy nhiên rất nhiều gia đình chỉ quan tâm đến kích thước của phòng ngủ, phòng khách mà quên mất vai trò của khu nhà vệ sinh.

Hơn nữa kích thước, vị trí xây nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà, vì vậy khi thiết kế xây ngôi nhà bạn cần biết được vị trí thích hợp, kích thước hợp lí so với diện tích mặt bằng của ngôi nhà.

1. Tác dụng của việc thiết kế nhà vệ sinh đúng kích thước

1.1. Đảm bảo kiến trúc ngôi cân đối và khoa học

Nhà vệ sinh là một công trình phụ của ngôi nhà, có chức năng giải quyết những nhu cầu cá nhân của con người. Nhà vệ sinh có thể thiết kế nhà vệ sinh khép kín hoặc xây nhà vệ sinh chung. Vì vậy mà chúng không chỉ đảm nhận chức năng mà còn để thể hiện tính thẩm mĩ, khối không gian chung, sao cho cân đối với tổng thể không gian của ngôi nhà.

1.2. Ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà

Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, chứa nhiều uế khí, mang năng lượng xấu. Vì vậy nếu xây dựng nhà vệ sinh ở những nơi không đúng phong thủy, không đúng kích thước thì sẽ ảnh hưởng đến không gian chung cho ngôi nhà, khiến cho năng lượng xấu từ nhà vệ sinh phát tán và lan tỏa sang các không gian khác.

2. Diện tích nhà vệ sinh cơ bản

2.1. Nhà vệ sinh gia đình

Diện tích tối thiểu: Nhà vệ sinh kiểu này có diện tích >2.5 m2. Kiểu nhà vệ sinh này thường được dùng cho gia đình nhỏ hoặc phòng trọ, được đặt tại dưới chân cầu thang hoặc phía cuối nhà. Với diện tích nhỏ như thế này, bố cục nội thất cơ bản chỉ gồm bồn cầu, lavabo, vòi tắm hoa sen.

Diện tích vừa: Có diện tích khoảng từ 4 – 6 m2. Diện tích này thường dụng cho nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng đơn giản, cơ bản và chú trọng đến sự thoải mái.

Diện tích lớn: Nhà vệ sinh có diện tích lớn khoảng từ 10 – 12 m2. Với không gian và diện tích lớn như vậy, thì có thể bài trí nội thất đầy đủ hơn với nhiều đồ nội thất như phòng tắm đứng, bồn tắm, cây xanh, tranh ảnh, tủ đựng đồ, …

2.2. Nhà vệ sinh công cộng

Kích thước chuẩn của một nhà vệ sinh công cộng là từ 2 – 3 m2 (diện tích buồng vệ sinh tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh nam và nữ hiện nay tối thiểu là 2.5 m2), có chiều cao trần khoảng 2.2 m, khoảng cách sàn và bồn rửa là 82cm đến 85cm.

2.3. Thông số kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn gia đình

 - Chiều cao tối thiếu của trần nhà vệ sinh là từ 2.2m trở lên

 - Cửa nhà vệ sinh: kích thước tiêu chuẩn của nhà vệ sinh có chiều cao và chiều rộng tương ứng là 1.9m x 0.68m, 2.1m x 0.82m, 2.3m x 1.02m

- Gạch ốp tường của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường sử dụng loại 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm

 - Gạch lát nền của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn có thông số 20cm x 20cm, họa tiết phụ thuộc vào sở thích và phong cách của gia chủ

 - Chiều cao tối thiểu từ sàn tới chậu rửa mặt từ 82cm đến 85cm

 - Chiều cao của vòi sen từ 75cm đến 80cm, của bát sen từ 170cm đến 175cm.

 - Chiều cao của mắc áo từ 165cm đến 170cm

 - Nhà vệ sinh phải có hệ thống quạt thông gió để đảm bảo thoáng khí

3. Những lưu ý khi chọn kích thước và thiết kế nhà vệ sinh

Không thiết kế nhà vệ sinh ở trên phòng ngủ vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khẻ của gia chủ

Trong phong thủy không đặt bồn cầu cùng với hướng nhà, cửa nhà vệ sinh không đối diện với cửa chính vòi sẽ ảnh hưởng đường dẫn khí vào nhà, ảnh hưởng đến vận may gia chủ. Không để nước rò rỉ trong nhà vệ sinh, vừa mất thẩm mĩ vừa khiên tài lộc trong nhà thất thoát ra ngoài

Cửa nhà vệ sinh tránh đối diện với cửa bếp bởi bếp là nơi đun nấu, chế biến thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế tạp, nếu thiết kế cửa bếp gần với nhà vệ sinh sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.

Cửa chính hoặc cửa nhà vệ sinh không nên đặt đối diện với phòng ngủ, sẽ khiến cho giấc ngủ không ngon giấc.

Vị trí đặt nhà vệ sinh nên đặt ở cuối hướng gió và phải kín đáo nhưng dễ tìm. Nếu có hành lang thì nên đặt nhà vệ sinh bên cạnh hành lang, không nên để cuối hành lang sẽ tạo độ sâu và khó tìm.

Không thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà hoặc phòng ngủ, không tốt cho việc sinh khí còn khiến gia chủ nhiễm bệnh về đường tiết niệu

Kỵ nhà tắm kín, không có cửa sổ hay chỗ thông khí. Bởi độ ẩm trong nhà tắm lớn, thiết kế kín làm khí bị ứ đọng, khó lưu thông.

Gương treo trong nhà vệ sinh không nên thiết kế chiếu thẳng vào bồn cầu cũng như các thiết bị trong nhà vệ sinh, vì sẽ tạo sự không thoải mái, dễ tạo ảo ảnh.


Hưng Thịnh Phú là đơn vị chuyên Tư vấn - Thiết kế - Thi công xây dựng trọn gói

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 01 Cây Keo, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0908 421 696

Email: ctxdhungthinhphu@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận