19/08/2020 | 335 |
0 Đánh giá

Thi công xây dựng nhà phố với quy trình từ phần thô cho đến phần hoàn thiện là điều mà một gia chủ phải cần biết trước khi xây nhà. Gia chủ cần phải cần có thêm những kiến thức về xây nhà bao gồm trình tự thi công xây dựng nhà phố.

Sau đây Hưng Thịnh Phú sẽ giới thiệu cho các bạn biết về quy trình thi công cột của chúng tôi.

a - Xác định tim, trục cột

Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu.

b - Lắp dựng cốt thép

Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công là:

+ Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.

+ Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.

+ Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.

- Lắp dựng cốt thép:

Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt.

- Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.

- Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

Xem thêm:

- Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo:

+ Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau.

+ Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công.

+ Sau khi lồng và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột.

c- Lắp dựng ván khuôn cột

         Ván khuôn cột được cấu tạo từ gỗ xẻ, gỗ dán, thép tấm, nhựa….

         Ván khuôn cột có thể lắp , tháo rời từng mảng từng mặt cột.Được dựng bằng thủ công hoặc đưa vào bằng cần trục và lắp ghép.

         Kiểm tra, điều chỉnh vị trí ván khuôn  bằng quả dọi hoặc máy kinh vỹ

         Định vị bằng các cây chống xiên hoặc ngang, dây neo…

d- Đổ bê tông cột

         Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m thì nên đổ liên tục.

         Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

         Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

         Sử dụng đầm dùi kĩ để tránh lỗ hổng, bọt khí gây ảnh hưởng đến chịu lực của cột về sau.

         Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
Cột cao hơn 5m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.

e- Tháo dỡ ván khuôn cột

Tháo dỡ cẩn thận, tránh làm sứt vỡ cấu kiện. Thời gian tối thiểu tháo ván khuôn cột là 36-48h

Khi tháo xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2-4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.

Với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tình, chịu khó, giá cả cạnh tranh đảm bảo cho quý khách sự an tâm và thoải mái. Hãy gọi ngay cho chúng tôi - Hưng Thịnh Phú để được tư vấn về giải pháp thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Rất cảm ơn sự quan tâm của quý khách !


Hưng Thịnh Phú là đơn vị chuyên Tư vấn - Thiết kế - Thi công xây dựng trọn gói

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 01 Cây Keo, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0908 421 696

Email: ctxdhungthinhphu@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận